tháng 4

Người "đánh thức" đồi hoang

Người "đánh thức" đồi hoang

Một người khuyết tật không chỉ tạo lập cho mình một cuộc sống ấm no mà còn giúp nhiều người bình thường khác vượt qua đói nghèo. Ðó là ông Ðinh Xuân Hưng, 55 tuổi, ở xóm Rôốc, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).  
Người trở về và tấm bia đồng đội

Người trở về và tấm bia đồng đội

Cách đây 45 năm, một trận đánh bi tráng đã diễn ra vào ngày 16-10-1968 tại Cao điểm 21 xã Gio Mỹ (Gio Linh, Quảng Trị) làm 32 cán bộ, chiến sĩ Trung đội 6 (Ðại đội 2, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 270, Ðặc khu Vĩnh Linh) và phân đội hỏa lực tăng cường anh dũng hy sinh, chỉ còn một người duy nhất trở về sau trận đánh, đó là thương binh Hoàng Ngọc Bích, chiến sĩ liên lạc Ðại đội 2.

Thụy Văn làm tốt lời dạy của Bác

Dù không được chọn làm điểm nhưng với phương pháp, cách làm  phù hợp, Ðảng ủy và nhân dân xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy (Thái Bình) đã tạo bứt phá trong xây dựng nông thôn mới, trở thành điểm sáng của tỉnh và được vinh danh điển hình tiên tiến trong thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013.
Người quyết tâm chinh phục gió trời

Người quyết tâm chinh phục gió trời

Lúc cha hy sinh, Tô Hoài Dân mới tròn 10 tuổi. Do lòng căm thù giặc, đầu năm 1975, khi mới 15 tuổi, anh Dân nài nỉ mẹ cho theo các chú bộ đội để trả thù cho cha và đồng bào. Sau hơn chín năm làm du kích và bộ đội, năm 1986, anh xuất ngũ trở về quê hương. Bằng niềm đam mê và sự lao động hết mình, anh thành lập doanh nghiệp, với ước mơ chinh phục gió trời trở thành nguồn năng lượng có ích, để làm giàu chính đáng cho bản thân, và luôn hết mình vì quê hương.

Người mở đường từ bản Phiêng Tạc

Không cam chịu cuộc sống nghèo nàn, tù túng do không có đường giao thông, anh Bàn Văn Trị, người dân tộc Dao đã dốc hết tâm sức xẻ núi mở tuyến đường từ bản Phiêng Tạc ra xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm (Bắc Cạn), giúp dân bản đi lại dễ dàng, góp phần thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
"Bốn cùng" với dân Bản Máy

"Bốn cùng" với dân Bản Máy

Những khó khăn mang tính cố hữu cái đói, cái nghèo, cái lạc hậu ngàn đời của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Bản Máy theo mãi người dân nơi đây. Nhưng cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trên địa bàn "không cam chịu đói nghèo" mà "xắn tay" vào cuộc bằng sự đồng lòng, tính sáng tạo, lòng nhiệt tình đã đưa Bản Máy thoát nghèo và xây dựng biên cương ngày một trù phú, phát triển.
"Hạt giống đỏ" của Ðội Cảnh sát Ðặc nhiệm Hình sự

"Hạt giống đỏ" của Ðội Cảnh sát Ðặc nhiệm Hình sự

Mới 26 tuổi, nhưng Trung úy Trần Trung Hùng (trong ảnh), Ðội Cảnh sát đặc nhiệm Hình sự, Công an TP Hồ Chí Minh đã có nhiều thành tích xuất sắc trong đấu tranh, khám phá các vụ án, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, bình yên trong cuộc sống nhân dân.
"Công lao này là của tập thể"

"Công lao này là của tập thể"

Thật hiếm có cơ sở y tế nào như Khoa Cấp cứu (trước đây là Khoa A9), Bệnh viện Bạch Mai, hai lần vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Nơi đây có Anh hùng Lao động, GS, Thầy thuốc Nhân dân Vũ Văn Ðính, người sáng lập và xây dựng ngành cấp cứu hồi sức Việt Nam, ông được Tổ chức bệnh viện châu Á tặng giải thưởng "Thành tựu cống hiến trọn đời" vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Gìn vàng giữ ngọc cho hay

"Làm gốm ở đây hiện có vài trăm hộ nhưng chỉ còn một người duy trì nghề gốm thủ công. Anh ấy thích tự do sáng tạo trong quá trình tạo tác sản phẩm, song hơn cả, là muốn giữ được nghề quý giá của cha ông" - Ðồng chí Lê Mạnh Vinh, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng xóm 2, nói về anh Phạm Anh Ðạo (36 tuổi), người thợ khiếm thính, tài hoa của làng gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội).
"Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"

"Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"

Với chị, giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn là niềm vui hạnh phúc. Gần 20 năm làm việc thiện, chị không nhớ hết đã đến với những ai; giúp được gì thì giúp hết mình bằng tình thương yêu tự đáy lòng. Ðó là điều mà chị Nguyễn Thị Mai Liên luôn tâm nguyện.
Chim đầu đàn trên núi Pạc Bo

Chim đầu đàn trên núi Pạc Bo

LTS - Nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị, thiết thực góp phần thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng, Báo Nhân Dân phối hợp Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), tiếp tục tổ chức cuộc thi viết về đề tài "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" lần thứ 3 (2013-2014). Sau một thời gian phát động, Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được nhiều bài viết của bạn đọc, bạn viết trên cả nước.

Ðinh ninh lời Bác dạy

Bệnh viện Ða khoa Vân Ðình (Hà Nội) tự hào là bệnh viện duy nhất được Bác Hồ đặt tên là "Nhà thương Vân Ðình" khi Người về thăm ngày 20-4-1963. Suốt 50 năm qua, đội ngũ y, bác sĩ của Nhà thương Vân Ðình luôn khắc ghi và làm theo lời căn dặn đầy tình thương mến của Người: "Trong công tác phục vụ, cần coi trọng cả hai mặt vật chất và tinh thần. Có thuốc hay, thức ăn ngon, còn cần phải có thái độ phục vụ tốt, coi người bệnh như ruột thịt. Cần đặc biệt chú ý việc phòng bệnh".
Bí thư "tự làm khổ mình"

Bí thư "tự làm khổ mình"

Anh đã về hưu nhưng mỗi khi tôi xuống các xã, phường thuộc huyện Krông Búc và thị xã Buôn Hồ (Ðác Lắc) đều được nghe cán bộ và nhân dân nói về anh, "con người của công việc, luôn sâu sát cơ sở, có tinh thần trách nhiệm cao trước nhiệm vụ được giao...".

Người chuyển thể Di chúc Bác Hồ thành thơ

"Trằn trọc ngày đêm viết một mình/Chuyển lời Di chúc Hồ Chí Minh/Thành thơ dễ đọc và dễ hiểu/Học tập làm theo tốt cho mình". Ðây là những vần thơ mở đầu tập thơ Di chúc Bác Hồ con tạc thành thơ của ông Trương Văn Mão (trong ảnh), 75 tuổi ở xã Tây Lương, huyện Tiền Hải (Thái Bình).

Hải Dương xây dựng và làm theo chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh

Năm 2012, các cấp, các ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hải Dương  xây dựng  và công bố chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh trên cơ sở cụ thể hóa các mối quan hệ đối với bản thân, đối với công việc,  đối với nhân dân, đối với cấp trên và đối với đồng nghiệp. Các chuẩn mực đạo đức này mang ý nghĩa giáo dục thiết thực và sâu sắc  theo đặc thù ngành, đã phát huy tác dụng tích cực  và là "cẩm nang" để mọi người học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công việc và trong cuộc sống.