tháng 4

Một cửa "lưu động" phục vụ nhân dân

Một cửa "lưu động" phục vụ nhân dân

Cải cách thủ tục hành chính phải trực tiếp phục vụ nhân dân, cộng đồng và xã hội; là giải pháp quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, tập thể và cá nhân trong cả nước đã có những cách làm hay, sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ  quan trọng này. Mô hình một cửa "lưu động" ở Chi cục Thủy sản Bình Thuận là một trong những mô hình đang thật sự phát huy hiệu quả, góp phần vào việc phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Người gửi 20 nghìn thư báo tin cho thân nhân liệt sĩ

Ðã 37 năm,  ông Ðào Thiện Sính ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã đến hơn 200 nghĩa trang liệt sĩ để ghi chép, viết và gửi hơn 20 nghìn cánh thư cho thân nhân gia đình liệt sĩ. Tự lo ăn, ở, chủ yếu là ngủ nhờ ngoài "nghĩa địa", nhiều khi ông phải lấy thêm tiền của vợ, con lo cho việc thiện, dốc toàn tâm, toàn lực giúp cả nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ biết tin và nhờ đó, rất nhiều gia đình đã đưa "người thân" về "đoàn tụ".
Bộ đội Biên phòng trong lòng dân

Bộ đội Biên phòng trong lòng dân

Tôi quen Trung tá Nguyễn Việt Quân, Chính trị viên Ðồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên lần về xã Mỹ Ðức (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) viết về chương trình "Mái ấm biên cương". Bà con ca ngợi những việc tốt mà cán bộ Quân đã làm. Anh là điển hình của Bộ đội Biên phòng Kiên Giang trong đợt tuyên truyền "Hướng về chủ quyền biên giới hải đảo".

Sống - chết cho đời

Không chỉ đứng đầu danh sách những người hiến máu tình nguyện (HMTN) của tỉnh Ðồng Tháp mà anh còn là người có đóng góp lớn trong việc vận động thành lập câu lạc bộ (CLB) HMTN và "ngân hàng máu sống". Càng cảm động hơn khi ở tuổi 45, anh tình nguyện hiến xác mình cho y học. Anh là Nguyễn Văn Hạnh, cán bộ chuyên trách Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo vận động HMTN, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ðồng Tháp.
Vĩnh Phúc làm theo lời Bác dạy

Vĩnh Phúc làm theo lời Bác dạy

Vinh dự, tự hào được nhiều lần đón Bác Hồ về thăm, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc đang tích cực phấn đấu, rèn luyện; đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên, tạo những chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Sống khiêm nhường giữa đời thường

Sống khiêm nhường giữa đời thường

Tại Hội nghị biểu dương các chiến sĩ cách mạng (CSCM) bị địch bắt tù đày tiêu biểu toàn quốc năm 2010, bác Vũ Minh Tằng, người có hơn sáu năm sống ở "địa ngục trần gian" nhà tù Phú Quốc, được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen có "Thành tích tiêu biểu trong học tập, công tác và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tiếp tục ghi nhận công lao của người CSCM kiên trung trong lao tù và sống khiêm nhường, thanh thản giữa đời thường.
Người "thắp lửa nhân ái" ở Hà Giang

Người "thắp lửa nhân ái" ở Hà Giang

Khi còn là sinh viên, Vũ Mạnh Hà có hơn một tháng "cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc" với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ba xã đặc biệt khó khăn là Sính Lủng, Sủng Là và Sà Phìn của huyện biên giới Ðồng Văn (Hà Giang). Anh thấm thía một điều: Làm nghề thầy thuốc mà không nghĩ đến những số phận nghèo thì hai chữ "lương y" đâu còn thánh thiện!
Lão nông Ba Lài làm theo Bác Hồ

Lão nông Ba Lài làm theo Bác Hồ

Vươn lên từ gian khó, khi cuộc sống ổn định, ông Ðoàn Văn Lài (Ba Lài) ngụ ấp Trường Khương, xã Trường Xuân (Thới Lai, TP Cần Thơ) tự nguyện dành hết nguồn thu nhập từ việc canh tác sáu công (6.000 m2) đất trồng lúa để giúp đỡ những hộ nghèo, khó khăn, ốm đau, hoạn nạn. Bên cạnh đó, ông còn xây dựng Ðền thờ Bác Hồ trên phần đất trước nhà để con cháu, người dân trong vùng tưởng nhớ và noi gương Bác.

Lão ngư 35 năm vác tù và trên sông Hậu

Tôi phóng xe đến chân cầu Cần Thơ, dừng lại bên bờ Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long thì trời đã xế chiều. Bất chợt có tiếng tù và vang dội một khúc sông. Những người bán hàng ven hai bên cầu Cần Thơ nhốn nháo bảo nhau: "Chắc là có chuyện chẳng lành nên ông To mới thổi tù và huy động cánh ngư dân trong xóm". Tôi rồ ga tăng tốc tìm đến nơi phát ra tiếng tù và.
Người nông dân phục tráng thành công gạo đỏ - lúa mùa

Người nông dân phục tráng thành công gạo đỏ - lúa mùa

Gạo đỏ - lúa mùa từng là niềm tự hào của nông dân đồng bằng sông Cửu Long; có chất lượng ngon nhất, thơm nhất, dẻo nhất và dinh dưỡng nhất. Thế nhưng, do năng suất thấp, những hạt gạo đỏ thơm lừng dần mất bóng. Trăn trở, xót xa và quyết tâm phục tráng lại nguồn gien quý đã thôi thúc người nông dân Khmer - Danh Văn Dưỡng (tên thường gọi Danh Dưỡng), ngụ thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang), Chủ nhiệm CLB nông dân thị trấn Óc Eo - Thoại Sơn tìm tòi nghiên cứu, lai tạo thành công ba giống lúa Hồng Ngọc Óc Eo 1, 2 và 3.

Học ở Bác Hồ hai chữ "cần, kiệm"

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, mỗi tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh Ðác Lắc luôn nỗ lực với nhiều cách làm hay, sáng tạo, đem lại hiệu quả cao trong công việc. Và hơn hết, từ những bông hoa đẹp ấy, niềm tin thêm tỏa sáng để mỗi người cố gắng, vun tưới cho cuộc sống thêm tươi xanh...
Mang niềm vui, hạnh phúc đến với người nghèo

Mang niềm vui, hạnh phúc đến với người nghèo

Ðó là ông Hồ Ðề (trong ảnh), cán bộ về hưu ở phường 7, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, người cho một gia đình ở trong nhà mình 28 năm liền mà không lấy tiền thuê. Ông Hồ Ðề không chỉ giàu lòng nhân ái mà còn giỏi vận động nhân dân.
"Súng gươm vứt bỏ, lại hiền như xưa"

"Súng gươm vứt bỏ, lại hiền như xưa"

Trên đường từ Plây Cu xuống huyện Mang Yang (Gia Lai) thăm Anh hùng Bùi Ngọc Ðủ, tôi gọi điện trước. Ông cười hồn hậu: "Nhà báo cứ đi nhé, tôi đang ở trên đồi, phải tranh thủ hái nốt ít cà-phê, chừng khoảng một giờ nữa...".
Những tấm gương làm theo lời Bác ở Ðức Thọ

Những tấm gương làm theo lời Bác ở Ðức Thọ

Lấy gương người tốt, việc tốt để giáo dục là cách tốt nhất để xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Thời gian qua, nhiều cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn huyện Ðức Thọ (Hà Tĩnh) đã có nhiều việc làm thiết thực, góp phần lan tỏa, cổ vũ việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Hết lòng vì người bệnh nghèo

Hết lòng vì người bệnh nghèo

Dẫn chúng tôi đi thăm bếp ăn tình thương phục vụ bệnh nhân nghèo nằm ngay trong khuôn viên của bệnh viện, bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường cho biết: Bếp ăn được thành lập ngày 24-8-2007, với mục đích vận động sự đóng góp của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài nước chia sẻ những khó khăn với các bệnh nhân nghèo, khi đến điều trị tại bệnh viện.