"Suốt mấy chục năm gắn bó, đổ mồ hôi, công sức trên đồng đất, tôi mới ngộ ra được cái hay của lời tiền nhân: đất đai không bao giờ phụ lòng người. Nhưng làm gì cũng phải có cách thức, có hiểu biết mới mong nhận lại kết quả tương xứng", ông Phạm Văn Ánh (xã Tam Giang Ðông, Năm Căn, Cà Mau), người liên tục hơn hai chục năm qua đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, tỉnh, hồ hởi nói với chúng tôi như vậy.
Ở tuổi 80, GS, Nhà giáo Nhân dân Hà Minh Ðức (trong ảnh), vẫn ham mê nghiên cứu và sáng tạo. Năm 2010, ông vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học-công nghệ với cụm công trình "Sự nghiệp văn học, báo chí Hồ Chí Minh và một số vấn đề lý luận, thực tiễn văn hóa, văn nghệ Việt Nam". Với 55 năm giảng dạy, đào tạo đại học, trong đó có 30 năm nghiên cứu về sự nghiệp thơ văn và báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh, GS Hà Minh Ðức bộc bạch: Tôi vẫn tiếp tục đọc và nghiên cứu về Bác...
Nói về kết quả sau một năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị (khóa XI) về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", đồng chí Phan Tiến Dũng, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình cho biết: "Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị đã đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng, tình cảm của cán bộ, đảng viên và đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nên đã được mọi người đồng tình hưởng ứng và đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, quan trọng".
Là Phó Bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch HÐND xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội), đồng chí Nguyễn Thị Son đã xác định cho mình một hướng đi đúng đắn. Muốn cán bộ, đảng viên trong Ðảng bộ thực hiện tốt nhiệm vụ, thật sự là tấm gương để quần chúng noi theo, trước tiên mình phải gương mẫu đi đầu trong mọi lĩnh vực, quan tâm đến quần chúng và động viên họ kịp thời.
Nói đến Ðại úy chuyên nghiệp Lương Quốc Sơn, cán bộ chiến sĩ ở Sư đoàn Ðác Tô (Binh đoàn Tây Nguyên) ai cũng mến phục "cây sáng kiến" ở trạm sửa chữa tổng hợp C26. Tại hội thi tuổi trẻ sáng tạo toàn quân năm 2011, Sơn mang đến hội thi ba đề tài được Hội đồng Khoa học - kỹ thuật Binh đoàn Tây Nguyên đánh giá cao. Ðến hôm nay, thành công của Sơn là cả quá trình nỗ lực phấn đấu học Bác về sự sáng tạo và cần kiệm.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Ðảng bộ huyện Hải Hậu (Nam Ðịnh) xác định phải tập trung phát triển kinh tế để chăm lo cho cuộc sống người dân, như Bác vẫn thường căn dặn.
Gần 10 năm trôi qua, nhưng các bác sĩ ở Bệnh viện Việt Nam - Bun-ga-ri (Thái Bình) vẫn nhắc mãi câu chuyện về tấm lòng nhân hậu của ông Phí Văn Tinh ở phường Trần Lãm (TP Thái Bình). Ðó là thời điểm năm 2003, ông Tinh nhận được điện thoại của một bác sĩ bệnh viện gọi đến thông báo về trường hợp một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Rời máy điện thoại, ông vội vàng lao ngay đến bệnh viện để đón bé về nuôi và đặt tên bé là Phí Hoàng Vân Anh...
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Tổ Phú Thọ, kỹ sư Nguyễn Kim Tới từng trải qua nhiều cương vị ở Tập đoàn Sông Ðà. Dù ở vị trí nào, anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Giờ đây, khi là Phó Tổng Giám đốc (TGÐ) Tập đoàn Sông Ðà, anh vẫn có mơ ước giản dị, đất nước mình sẽ có thêm nhiều kỹ sư giỏi, không chỉ biết thi công các công trình ngầm thủy điện mà còn có thể làm chủ nhiều công trình có kỹ thuật phức tạp hơn, phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
Người dân xóm Tân Sơn 9, xã Xuân Phương (Phú Bình, Thái Nguyên) thường gọi chị Dương Thị Tuyết là "người đàn bà khoai, lúa". Cái tên mộc mạc, khơi gợi một thôn quê no đủ ấy xem ra cũng phù hợp với cách nói chuyện phong trần của chị. Cứ tuồn tuột chị kể, từng câu chuyện một trăm phần trăm sự thật xảy ra ở ngay làng quê mình.
Ðề cao vai trò thủ trưởng - người đứng đầu cơ quan, có trách nhiệm nêu gương cho cán bộ, nhân viên của mình làm theo là kinh nghiệm tâm huyết mà tập thể Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai (vừa được Trung ương tuyên dương gương điển hình tiên tiến) đã tự rút ra, nhằm tiếp tục đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng "bén rễ", "xanh cây".
Dù đã ở cái tuổi "xưa nay hiếm", nhưng bác sĩ Trang Xuân Chi (77 tuổi), hội viên Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Ðịnh vẫn miệt mài với công việc cứu giúp những mảnh đời bất hạnh. Mọi người kính trọng và trìu mến gọi ông bằng những cái tên thân thương như: ông già nhân hậu, ông nội, ông ngoại, bố Chi...
Chiếc xe máy của tôi cố chồm lên phía trước, mưa xối xả quất rát mặt người, mặt đường. "Dẫu sao đã cho người ta đi nhờ, thì đành gắng cho trót vậy"- Tôi tự nhủ. Ông lão ngồi sau tiếng át cả tiếng mưa, chốc lại nhắc tôi: "Ði chậm thôi", dẫu chính ông lúc xin đi nhờ đã viện dẫn vì xe hỏng mà bản thân đang rất vội.
Do tai nạn nghề nghiệp mà tay phải đeo bàn tay giả, còn bàn tay trái cầm nắm rất khó khăn, nhưng hơn 20 năm nay ông vẫn không ngừng sáng tạo khoa học. Ðó là GS,TS Trần Ðức Thiệp (cùng với GS,TS Nguyễn Văn Ðỗ) vinh dự được trao tặng giải thưởng Nhân tài đất Việt năm 2011 với công trình "Nghiên cứu cấu trúc hạt nhân và các phản ứng hạt nhân".
Ở tuổi 63, chị vẫn ngược xuôi như con thoi. Do vậy phải liên hệ mãi mới được gặp chị. Chọn một nơi không gian thật yên tĩnh, tôi xin phép được viết về chị, bởi có quá nhiều điều muốn nói về chị, một bác sĩ đa khoa, nhưng giờ đây hàng nghìn người bệnh nghèo tỉnh Khánh Hòa đều biết và thầm gọi chị là "chị nuôi". Ðó là bác sĩ Phan Thị Kim Túy, Chi hội trưởng Chi hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo y tế Khánh Hòa.
Ðạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là tấm gương tu dưỡng các đức tính tốt, mà còn là gương ứng xử theo truyền thống văn hóa Việt Nam. Ðây là chuẩn mực đạo đức, mà những người con Phật giáo luôn noi theo và lấy đó làm kim chỉ nam cho mình trong cuộc sống - đó là tâm sự của sư cô Thích Ðàm Ngọc, ở chùa Ninh Xá Hạ (xã Yên Minh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Ðịnh).