Đức

Thái Nguyên làm theo lời Bác

Thái Nguyên làm theo lời Bác

Việc đưa nội dung thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị vào sinh hoạt định kỳ tại các chi bộ đã tạo bước chuyển mới trong việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương, điển hình tiên tiến, với những cách làm sáng tạo, góp phần thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Sắc thắm " đảo hoa đào"

Sắc thắm " đảo hoa đào"

Mỗi nhà có ít nhất một cây đào chơi Tết, để khi mùa Xuân đến Cô Tô ngập sắc đào. Ý tưởng đó không chỉ mang Xuân về mà còn mang theo hơi ấm của đất liền ra đảo. Xuân này, xuân đầu tiên Cô Tô bừng sáng trong chan hòa ánh điện.
Nghĩa tình cựu chiến binh

Nghĩa tình cựu chiến binh

Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau là điểm sáng nhiều năm liền về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ cách làm linh hoạt, thiết thực đã tạo bước chuyển mới về nhiều mặt, nhất là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp nhau đẩy mạnh sản xuất, giảm nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống...
Bài học về quản lý cán bộ ở Khánh Sơn

Bài học về quản lý cán bộ ở Khánh Sơn

Vượt lên những khó khăn, thậm chí là mất mát, Ðảng bộ huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đang từng bước chấn chỉnh kỷ cương, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Nghĩa tình ông chủ đò Bảy Thôn

Nghĩa tình ông chủ đò Bảy Thôn

Vươn lên từ gian khó, ông Huỳnh Văn Thôn (tên thường gọi Bảy Thôn), chủ bến đò Vàm Xáng, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ luôn tâm niệm làm hết khả năng để giúp đỡ những người khốn khó. Đã 18 năm, ông Bảy Thôn tình nguyện đưa đò miễn phí cho học sinh vùng sông nước đến trường, hết lòng hỗ trợ người nghèo, góp tiền, công sức làm cầu, đường, xây nhà tình thương... Mọi người quý mến gọi ông là "ông Bảy từ thiện".
Đại đức Thạch Sa Vane làm theo gương Bác

Đại đức Thạch Sa Vane làm theo gương Bác

Đại đức Thạch Sa Vane (trong ảnh), sư cả chùa Long Trường, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đã có từ tâm và làm được nhiều việc thiện khi còn rất trẻ. Sức lan tỏa từ Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" do Đảng ta khởi xướng, tạo điều kiện cho Đại đức Thạch Sa Vane làm thêm nhiều việc thiện hơn.
Những giờ học nắng mưa và trái tim người thầy

Những giờ học nắng mưa và trái tim người thầy

"Dạy thật tốt để các em học tốt" là nội dung đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên môn Định hướng di chuyển, Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh. Nội dung đăng ký học tập và làm theo Bác tuy ngắn gọn nhưng để thực hiện tốt là cả quá trình rèn luyện, phấn đấu của thầy giáo Hùng cùng với những tình cảm đặc biệt dành cho các em học sinh khiếm thị.

Thụy Văn làm tốt lời dạy của Bác

Dù không được chọn làm điểm nhưng với phương pháp, cách làm  phù hợp, Ðảng ủy và nhân dân xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy (Thái Bình) đã tạo bứt phá trong xây dựng nông thôn mới, trở thành điểm sáng của tỉnh và được vinh danh điển hình tiên tiến trong thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013.
Người quyết tâm chinh phục gió trời

Người quyết tâm chinh phục gió trời

Lúc cha hy sinh, Tô Hoài Dân mới tròn 10 tuổi. Do lòng căm thù giặc, đầu năm 1975, khi mới 15 tuổi, anh Dân nài nỉ mẹ cho theo các chú bộ đội để trả thù cho cha và đồng bào. Sau hơn chín năm làm du kích và bộ đội, năm 1986, anh xuất ngũ trở về quê hương. Bằng niềm đam mê và sự lao động hết mình, anh thành lập doanh nghiệp, với ước mơ chinh phục gió trời trở thành nguồn năng lượng có ích, để làm giàu chính đáng cho bản thân, và luôn hết mình vì quê hương.

Người mở đường từ bản Phiêng Tạc

Không cam chịu cuộc sống nghèo nàn, tù túng do không có đường giao thông, anh Bàn Văn Trị, người dân tộc Dao đã dốc hết tâm sức xẻ núi mở tuyến đường từ bản Phiêng Tạc ra xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm (Bắc Cạn), giúp dân bản đi lại dễ dàng, góp phần thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
"Bốn cùng" với dân Bản Máy

"Bốn cùng" với dân Bản Máy

Những khó khăn mang tính cố hữu cái đói, cái nghèo, cái lạc hậu ngàn đời của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Bản Máy theo mãi người dân nơi đây. Nhưng cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trên địa bàn "không cam chịu đói nghèo" mà "xắn tay" vào cuộc bằng sự đồng lòng, tính sáng tạo, lòng nhiệt tình đã đưa Bản Máy thoát nghèo và xây dựng biên cương ngày một trù phú, phát triển.

Những tấm lòng bao la, những nghị lực phi thường

Câu chuyện xúc động của những cô gái không cam chịu tật nguyền vượt lên số phận,... đã để lại ấn tượng khó quên, trong buổi giao lưu các điển hình tiên tiến học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hà Ðông (TP Hà Nội) tổ chức. Cũng như nhiều người, hình ảnh những con người bình dị mà cao quý ấy cứ in đậm trong tâm trí tôi, nhắc tôi cố gắng sống tốt hơn.
"Công lao này là của tập thể"

"Công lao này là của tập thể"

Thật hiếm có cơ sở y tế nào như Khoa Cấp cứu (trước đây là Khoa A9), Bệnh viện Bạch Mai, hai lần vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Nơi đây có Anh hùng Lao động, GS, Thầy thuốc Nhân dân Vũ Văn Ðính, người sáng lập và xây dựng ngành cấp cứu hồi sức Việt Nam, ông được Tổ chức bệnh viện châu Á tặng giải thưởng "Thành tựu cống hiến trọn đời" vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Gìn vàng giữ ngọc cho hay

"Làm gốm ở đây hiện có vài trăm hộ nhưng chỉ còn một người duy trì nghề gốm thủ công. Anh ấy thích tự do sáng tạo trong quá trình tạo tác sản phẩm, song hơn cả, là muốn giữ được nghề quý giá của cha ông" - Ðồng chí Lê Mạnh Vinh, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng xóm 2, nói về anh Phạm Anh Ðạo (36 tuổi), người thợ khiếm thính, tài hoa của làng gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Người kỹ sư nặng lòng với cây lúa

Cuộc sống còn nhiều vất vả của nông dân và sự gắn bó với đồng đất Sóc Trăng là động lực giúp kỹ sư Hồ Quang Cua không chỉ nghiên cứu thành công nhiều công trình về cây ăn trái, các loại rau màu khác mà còn có công đầu trong tạo giống lúa thơm ST. Nhờ trồng loại lúa thơm ST có giá trị xuất khẩu cao, hàng chục nghìn hộ dân vươn lên thoát nghèo.